Kelly Akashi: Formations | Translations

Translations of the introduction and section panels for the exhibition Kelly Akashi: Formations are available below in Spanish and Vietnamese. 

Español

Formada originalmente en la fotografía analógica, a Kelly Akashi (nacida 1983, los Ángeles) le atraen materiales como el vidrio, la cera y el bronce, por su potencial alquímico para cambiar de estado. Ella misma sopla y esculpe estos materiales fluidos en formas que muestran la huella literal del aliento y el tacto de su mismo cuerpo. Regularmente se elaboran moldes únicos de sus manos, marcando el tiempo sutilmente a medida que le crecen las uñas y las líneas de la vida se hacen más profundas. 

Este interés generalizado por el tiempo está presente en muchos de sus procesos y ha llevado a Akashi a realizar estudios de botánica, geología y biología - campos de estudios que ubican el cuerpo de humano dentro la historia geológica profunda. Ella da forma a esta investigación que se materializa en técnicas artesanales del viejo mundo, como el soplado del vidrio y la talla de piedra, y en nuevas tecnologías de imagen como las tomografías computarizadas y los electrocardiogramas. Las hierbas, conchas, flores y rocas se convierten cada una de ellas en puntos poéticos de partida para explorar cuestiones fundamentales de la existencia: el ser en el mundo físico y el ser en el tiempo.  

Kelly Akashi: Formations es la mayor exposición de la obra de la artista hasta la fecha. Abarca casi diez años de práctica, desde la escuela de postgrado hasta la investigación reciente sobre el impacto heredado de la encarcelación de los estadounidenses de origen japonés durante la Segunda Guerra Mundial.  La organización de la exposición no sigue un orden cronológico. Cada obra de arte es un encuentro íntimo, encuentros que se acumulan, expandiéndose, esclareciéndose y remodelándose en retrospectiva. El tiempo se hace material y, en él, observamos cómo cambia una cosa mientras que esta, a su vez, rastrea nuestra propia mortalidad.   

Kelly Akashi: Formations está organizado por el Museo de Arte de San José y está comisariada por Lauren Schell Dickens, curadora en jefe. La presentación en el Museo de Arte Frye está a cargo de Amanda Donnan, curadora en jefe y directora de exposiciones. 

La Oficina de Arte y Cultura de la Ciudad de Seattle, la Fundación Frye y los miembros de Frye brindan un apoyo generoso para la instalación de Frye. El patrocinio de los medios es proporcionado por The Stranger. 

Durante la Segunda Guerra Mundial, 120.000 estadounidenses de origen japonés fueron sacados de sus hogares por la fuerza y encarcelado en campos de concentración del gobierno. El padre de Akashi era aún un niño cuando el y su familia fue enviada de los Ángeles al centro de reubicación de Poston, en Arizona, durante casi tres años.  A lo largo de 2021 la artista realizó varios viajes al enclave del antiguo campo de concentración. Allí encontró piedras y ramas de árboles que fueron testigos de estos acontecimientos, la historia incrustada en su sedimento y transportada en el interior de estos herederos botánicos. Akashi fundio las tres ramas de bronce en este espacio desde las ramas caidas de los “arboles testigo” de Poston. Ella creo Conjoined Weeds (2021) a partir de dos plantas que encontró creciendo juntas, generaciones entrelazadas como Akashi y su padre. Las hierbas son un motivo recurrente en el trabajo de la artista, como símbolos de resiliencia.   

Akashi puntúa sus obras de arte con formas y materiales humanos: dedos, cabello, huellas dactilares, aliento, incluso el latido del corazón de la artista – su ecocardiograma se traza en el perfil del pedestal de madera en Mirror Image (2020). En el proceso de elaboración de los objetos, Akashi cultiva una continuidad entre su cuerpo y el cristal, un estado de total absorción en el que se convierte en el material con el que trabaja. El filósofo Maurice Merleau-Ponty describe esta experiencia como "ser uno como una cosa", un conepto que Akashi aplica a un multitud de objetos evocadores y empáticos. Muchos de los títulos de sus obras son imperativos: Cómeme, Llora, Siénteme, Sé yo misma, súplicas de compasión y parentesco entre especies y materiales.  

Raramente existen objetos aislados en la obra de Akashi. Formas que se empujan y se impulsan estan convocados en asambleas de mesa o literalmente unidos como en Tethered Life Forms (2018). A veces Akashi reúne a estos seres en muestras de archivos, evocadoras de los gabinetes de curiosidades del siglo XVI, que combinaban especímenes naturales y ejemplares creados por el hombre sin ninguna jerarquía.  Body Complex (2019), que surgió de la investigación en la colección de conchas fósiles de el Museo de Historia de Los Ángeles, sugiere vínculos entre el habitante prehistórico de conchas y el cuerpo humano. En el cosmos de Akashi, todas las formas vivas están unidas, enfatizando la hibridez y la capacidad de relación sobre los sistemas de clasificación y división.  

La práctica de Akashi se basa en la historia de la fotografía y la tradición artesanal. "Exposición prolongada", un término de fotografía, transmite el largo tiempo requerido para que emerja una imagen. El retrato de cuerpo entero de la artista, Long Exposure (2022), está esculpido en piedra, sugiriendo tanto las capas de historias sedimentadas que forman un cuerpo, como el esfuerzo que supone situarse uno mismo en ese paisaje ancestral. Triple Helix (2020), en la galería adyacente, es una muestra de técnicas tradicionales de vidrio de Murano, en Italia, transmitidas a través del movimiento del vidrio artístico de estudio. Al trasladar estas lecciones patriarcales a vasijas con pecho y pétalos, Akashi alude tanto a linajes feministas de artesanía como a formas de conocimiento que se heredan en lugar de enseñar. 

Vietnamese

Xuất thân là một nhiếp ảnh gia được đào tạo bài bản, Kelly Akashi (sinh năm 1983, Los Angeles) luôn thích thú với các vật liệu có tiềm năng chuyển thể như thuỷ tinh, sáp, và đồng. Akashi  thổi và gọt những vật liệu dạng lỏng này để in từng dấu tay, hơi thở vào chúng. Bà thường đúc khuôn bàn tay mình để ghi nhận dòng chảy của thời gian qua những móng tay dài ngắn không ngừng, những đường chỉ tay ngày một sâu hơn.   

Sự quan tâm về thời gian trở thành yếu tố cốt lõi trong phong cách sáng tác của bà và là động lực để bà học hỏi thêm về thực vật học, hóa thạch học và sinh vật học – các lĩnh vực tìm hiểu về cơ thể con người trong lịch sử địa chất xa xưa. Bà trau dồi kiến thức và thể hiện chúng qua những phương pháp thủ công truyền thống như chế tạo thuỷ tinh và đẽo đá, cùng công nghệ ghi hình mới như CT scan và EKG. Cỏ dại, vỏ sò, hoa lá, cùng sỏi đá trở thành khởi điểm nghệ thuật để suy ngẫm về những trăn trở cơ bản về sự hiện hữu, về sự sống trong dòng thời gian lẫn không gian vật chất.   

Kelly Akashi: Formations là cuộc triển lãm lớn nhất từ trước đến nay của bà. Cuộc triển lãm này trải qua quãng thời gian gần mười năm, từ giai đoạn học cao học đến thời gian nghiên cứu gần đây về tác động lâu dài của sự tống giam những người Mỹ gốc Nhật vào Thế Chiến Thứ Hai. Cuộc triển lãm này không được sắp đặt theo thứ tự thời gian nào cả. Mỗi tác phẩm là một cuộc gặp gỡ riêng tư, và những cuộc gặp gỡ tích luỹ, nới rộng, làm soi tỏ, và thay đổi hình thể qua thời gian. Các tác phẩm của Akashi đều thể hiện thông điệp rằng chúng ta có mối quan hệ ràng buộc với các loài sinh vật xung quanh và bản thân chúng ta là những sinh vật tổng hợp, được hình thành từ những trải nghiệm và lịch sử của tổ tiên.  

Kelly Akashi: Formations là cuộc triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật San José tổ chức và được giám tuyển bởi Trưởng Giám tuyển Lauren Schell Dickens. Buổi thuyết trình tại Bảo tàng Nghệ thuật Frye do Amanda Donnan, Trưởng Giám tuyển, tổ chức.   

Văn phòng Nghệ thuật & Văn hóa Thành phố Seattle, Quỹ Frye và các Thành viên Frye là nhà tài trợ cho quá trình lắp đặt Frye. The Stranger là nhà tài trợ truyền thông của triển lãm này.  

Trong Thế Chiến Thứ Hai, 120,000 người Mỹ gốc Nhật bị buộc phải rời gia cư của họ và bị giam giữ tại trại giam của chính phủ. Khi bố của Akashi vẫn còn bé, ông và gia đình ông bị đầy từ Los Angeles đến Poston Relocation Center tại Arizona gần ba năm trời. Trong năm 2001, Akashi đến thăm trại giam này nhiều lần. Tại đây, bà “gặp gỡ” những loài cây và sỏi đá đã chứng kiến những sự kiện này, những giai đoạn lịch sử đã thấm sâu vào lòng đất và lan truyền vào cây cỏ nơi đây. Akashi đúc ba nhánh bằng đồng trong không gian này từ các nhánh của “cây nhân chứng” Poston bị rơi xuống. Bà đã tạo ra Conjoined Weeds (2021) từ hai nhánh cây mà bà thấy đang cùng lớn lên tại đây, các thế hệ mọc quấn lấy nhau như Akashi và bố bà vậy. Trong các tác phẩm của bà, cỏ dại thường được dùng biểu tượng cho sự kiên trì và bền bỉ.  

Tác phẩm của Akashi thường được chấm dấu bằng vật liệu và hình thể từ con người như ngón tay, sợi tóc, vân tay, và thậm chí cả nhịp tim của tác giả: bản siêu âm tim của bà được khắc lên bục gỗ của Mirror Image (2020). Trong quá trình tạo ra những vật thể, Akashi tin vào sự kết nối giữa cơ thể của bà và thuỷ tinh, một trạng thái hoàn toàn thu hút biến bà thành vật liệu sáng tác cho chính mình. Nhà triết học Maurice Merleau-Ponty gọi đó là trạng thái “sống như đồ vật,” một khái niệm mà Akashi gắn vào một số vật thể thấu cảm. Nhiều tác phẩm của bà mang tựa đề như Eat Me, Weep, Feel Me, Be Me, những lời xin khẩn nài cho tình thương và sự thông cảm giữa các loài sinh vật và vật liệu.  

Trong tác phẩm của Akashi, các vật thể ít khi đứng biệt lập. Chúng chen lấn vào nhau, “tụ họp” thành nhóm, hoặc có lúc bị cột vào nhau như trong Tethered Life Forms (2018). Đôi khi, Akashi góp gọn chúng vào tủ kính lưu trữ tương tự như những căn tủ từ thời thế kỷ 16 dùng để chứa các vật hiếm, lẫn lộn các món thiên nhiên với những vật nhân tạo mà không theo thứ tự nào. Xuất phát từ các nghiên cứu trong bộ sưu tập vỏ sò ốc hoá thạch của UCLA, Body Complex (2019) soi tỏ quan hệ giữa các loài sỏ ốc tiền sử và cơ thể con người. Trong thế giới của bà, mọi loài sinh vật đều quấn bện với nhau. Tính hỗn hợp và chất liên hệ quan trọng hơn các hệ thống phân loại và phân chia. 

Phương pháp của Akashi dựa trên lịch sử nhiếp ảnh cũng như truyền thống thủ công. “Thời gian phơi sáng dài” là một thuật ngữ trong nhiếp ảnh miêu tả khoảng thời gian dài cần thiết để hình in được vào phim. Tác phẩm Long Exposure (2022) của Akashi, một bức chân dung toàn thân đẽo bằng đá, ám chỉ những lớp lịch sử trầm tích đã tạo nên cơ thể lẫn nỗ lực xác định vị trí cho bản thân trong vùng đất ông cha để lại đó. Triple Helix (2020), trong phòng trưng bày liền kề, trưng bày kỹ thuật làm thuỷ tinh truyền thống từ Murano, Ý, do phong trào thuỷ tinh nghệ thuật truyền lại. Việc dùng truyền thống gia trưởng này để tạo ra những chiếc bình mang đầy nữ tính soi tỏ vai trò phụ nữ trong truyền thống thủ công nghệ, cùng những kiến thức và bản năng được truyền thay vì qua sự đào tạo.